Hiện nay có đến hàng trăm triệu người sử dụng Google, đến mức công ty này nghiễm nhiên trở thành biểu tượng sáng giá nhất của toàn cầu hoá kinh tế. Google cũng đã trở thành cơ sở quảng cáo lớn nhất thế giới. Từ khi gia nhập thị trường chứng khoán vào tháng 8/2004, cổ phiếu của Google đã tăng giá gấp hơn ba lần, nên hiện nay giá trị của công ty này lên đến 74 tỷ USD.
Sự phát triển của Google | ||
Năm | Doanh số (triệu USD) | Lợi nhuận ròng (triệu USD) |
2002 | 439,5 | 99,7 |
2003 | 1465,9 | 105,6 |
2004 | 3189,2 | 399,1 |
Khác với Microsoft đã làm đủ mọi cách để bóp chết về mặt thương mại các công ty cạnh tranh với nó, Google đã phát triển nhanh đến chóng mặt và thống trị được thị trường chủ yếu nhờ sự năng động và nhất là sự uyển chuyển trong cách tiếp cận công cụ Internet. Google tự tin ở sức mạnh của mình đến mức đề nghị những người sử dụng Mạng tha hồ ghi từ xa miễn phí các phần mềm của nó để dùng. Google đã thành công trong việc làm cho nhiều người có cảm tưởng nó là một dịch vụ công cộng, thậm chí một tổ chức từ thiện chỉ lo đến sự thoải mái của những người ngồi trước màn ảnh máy tính.
Hiện nay, Google được xem là đe doạ lớn nhất cho vị trí bá chủ của Microsoft, vì đã từ từ tạo được một hệ thống song hành, cung cấp các chức năng y hệt như Windows nhưng thông qua Internet, cho phép sử dụng một hệ thống máy tính lớn nhất và mạnh nhất thế giới.
Cuộc chạm trán hiện nay giữa Microsoft và Google phần nào cũng giống như các cuộc đụng độ giữa các hệ thống khai thác của Microsoft, IBM và Apple trong những năm 1980 hay giữa Netscape và Internet Explorer trong những năm 1990.
Nhờ chiến lược không ngừng thêm chức năng mới cho Windows, Microsoft đã thành công trong việc đẩy Apple, IBM và Netscape ra rìa. Nhưng Microsoft đang gặp phải khó khăn là Longhorn, hệ thống khai thác sẽ thay thế Windows, bị trễ: chỉ hoàn thành vào cuối năm 2006).
Eric Schmidt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Google, biết rất rõ chiến lược vừa nói trên đây của Microsoft, vì đã từng đối đầu với công ty khổng lồ này khi làm cho Sun Microsystems và Novell. Ìng ta cũng ý thức được rằng Microsoft vẫn giữ được hai lá chủ bài rất đáng kể là hệ thống khai thác Windows và các ứng dụng văn phòng Office, cho dù cho dù hệ thống OS X của Apple an toàn và tinh xảo hơn của Microsoft.
Để thành công trong việc chống lại Microsoft, theo tạp chí Technology Review do Học viện Công nghệ Massachuetts (MIT) xuất bản, Google cũng phải quỷ quái như Microsoft bằng cách biến đổi công nghệ dùng trong việc tìm kiếm thông tin trên mạng có khả năng bắt các các người sản xuất phần mềm muốn tạo ra các ứng dụng cần đến việc sử dụng Google, phải chấp nhận luật chơi của chính nó.
Nhưng từ nửa năm nay, Google đang gây ra nhiều cuộc tranh luận gay gắt đến mức nó phải từ bỏ cách điều hành vốn rất kín đáo và phải mở cửa tiếp báo chí vào ngày 19.5 vừa qua, để trả lời các vấn đề vốn nằm trong bóng tối của mình.
Trước hết, các phê bình tập trung vào dự án Google Print: Vào tháng 12.2004, công ty đã công bố ý định sẽ "số hoá" 15 triệu cuốn sách hiện được tàng trữ trong các thư viện đại học Harvard, Stanford, Michigan (Mỹ) và Oxford (Anh). Tin đó đã gây ra tranh luận ở Pháp: Trong cuốn Quand Google défie l’Europe [Khi Google thách đố châu "u ], ông Jean-Noël Jeanneney - cựu Bộ trưởng, Giám đốc Thư viện Quốc gia Pháp – đã cho rằng chủ trương trên của Google sẽ tạo ra các đặc quyền đặc lợi cho quan điểm của Mỹ và do đó châu "u cần có một "cỗ máy tìm kiếm thông tin trên mạng" để số hoá các kho sách của mình.
Hai thành viên sáng lập của Google: Sergey Brin và Larry Page
Và cuộc tranh luận đã lan sang Mỹ. Trong môt bức thư gửi cho Google vào tháng 5 vừa qua, một hiệp hội tập hợp khoảng 100 nhà xuất bản sách và tạp chí của các đại học Mỹ đã bày tỏ nỗi lo sợ là với dự án đó, bản quyền tác giả sẽ bị vi phạm một cách có hệ thống và trên qui mô lớn.
Google cũng đã bị tấn công vì cung cấp trái phép một số dịch vụ trên Mạng. Chẳng hạn thông tấn xã AFP kiện Google vì đã "sử dụng các hình ảnh, tựa đề và dẫn nhập của các bài viết của họ mà không được phép" trên trạm thông tin Google News. Nhiều người xem các phương thức quản lý thông tin của Google là một sự "cướp giật nguy hiểm" tri thức của cả thế giới.
Dịch vụ Gmail của Google còn bị tố cáo là đã xâm phạm đời tư của người sử dụng: để lấy lời từ dịch vụ này, Google đã dùng một phần mềm "quét hình" (scan) các thư điện tử để xác định các ưa thích của người sử dụng rồi bán cho các công ty để họ gửi quảng cáo trên mạng cho thật đúng đối tượng. Ngày 19.4.2004, hiệp hội Privacy International (Anh) đã phản đối về việc này với các cơ quan có thẩm quyền về việc bảo vệ các dữ kiện riêng tư trong 17 nước.
Tuy vậy, Google vẫn tiếp tục thông báo là sẽ khởi động một số dịch vụ khác có thể gây tranh luận khác như Google Earth: dịch vụ này sẽ dùng các ảnh chụp từ vệ tinh để cho phép người sử dụng Internet bay trên Hymalaya hay bất cứ một thành phố nào đó ở Mỹ, ngay cả trên một nhà máy điện hạt nhân. Sở dĩ Google lập ra được dịch vụ đó là vì, vào tháng 10.2004, Google đã mua được công ty địa đồ kỹ thuật số Keybole. Nhiều người cho rằng, các tổ chức khủng bố như của Ben Laden có thể dùng dịch vụ này để bắn tên lửa vào các mục tiêu chiến lược ở Mỹ!
Để cạnh tranh với Google Earth, ngày 25.5.2005, Microsoft đã thông báo là họ sẽ khởi động dịch vụ MSN Virtual Earth.
Xâm phạm bản quyền tác giả, đời tư, an ninh quốc gia… Về mọi vấn đề, các nhà cầm đầu Google đều không trả lời một cách minh bạch. Họ chỉ lặp đi lặp lại một công thức: "70, 20, 10", tức là công ty sẽ đầu tư 70% vốn vào dịch vụ chính là tìm kiếm thông tin, 20% cho các sản phẩm phái sinh như Google News, Gmail…, và 10% cho các sản phẩm mới không chắc có lời, chủ yếu là các phần mềm miễn phí có thể ghi được từ xa như Picasa, một hệ thống quản lý ảnh kỷ thuật số.
Với 8 tỷ trang bằng tiếng Anh và 35 thứ tiếng khác đưa lên mạng, tham vọng của Google dường như không đáy, nhất là khi việc thiết bị tin học liên tục hạ giá cho phép họ tăng trưởng rất nhanh mà lại ít tốn kém. Do đó, họ bình chân như vại trước mọi lời chỉ trích, tố cáo.
Google không ngừng khởi động các dịch vụ mới
1998: 2000: 2001: 2002: 2003: 2004: 2005: Sắp tới: Nguồn: |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét