Các nhà nghiên cứu cho rằng những doanh nghiệp sử dụng quảng cáo pop-up hoàn toàn đứng trước nguy cơ phản tác dụng, thậm chí có thể coi biện pháp này là một cách tự hủy hoại nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ. Cuộc khảo sát của Bunnyfoot cho thấy những thông điệp thương mại xuất hiện trên màn hình là một thứ gây khó chịu rất lớn đối với người lướt web và phần lớn khách hàng sẽ lập tức xóa đi ngay chỉ trong vòng trung bình 2,5 giây sau khi xuất hiện.
Sử dụng một công nghệ đặc biệt để theo dõi phản xạ của mắt người truy cập đối với những biến động trên màn hình, Bunnyfoot phát hiện ra rằng những mục quảng cáo kiểu này chỉ được để ý với tỷ lệ chưa đầy 2%. Một nửa số người được khảo sát đã đóng ngay quảng cáo trước khi những chương trình này kịp chạy hết, trong khi 1/3 thậm chí còn không thèm nhìn xem đó là cái gì. Cứ 10 người được hỏi thì 6 cho biết họ không tin vào những sản phẩm xuất hiện kiểu như vậy.
Rob Stevens, Giám đốc của Bunnyfoot, nói: Rõ ràng là các doanh nghiệp đang tự hạ thấp thương hiệu của mình khi nhất định theo đuổi phương thức quảng cáo bằng pop-up. Ảnh hưởng của công nghệ này hiện không còn chỉ đơn thuần là một sự khó chịu đối với người truy cập mà chúng còn áp đặt và gây ra cảm giác hoài nghi về độ trung thực của thông tin. Íng kết luận: Quảng cáo xen ngang màn hình, do đó, chỉ còn là một sự phung phí tiền bạc to lớn và đem lại phản ứng hết sức tiêu cực về một thương hiệu sản phẩm.
Vừa qua, mạng dịch vụ MSN của Microsoft đã tuyên bố chấm dứt kinh doanh pop-up sau khi một nghiên cứu của họ phát hiện ra rằng những mục quảng cáo này là yếu tố chủ yếu khiến khách hàng bất mãn.
Hãng dịch vụ quảng cáo tương tác WebAds tại Amsterdam (Hà Lan) tuần trước cũng quyết định không sử dụng phương pháp này đối với các khách hàng tại khu vực châu "u với lý do: 9/10 người truy cập Internet không thích những thông điệp không mời như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét