Cuối tuần qua, hãng Google đã gửi đơn xin được Liên minh châu Âu đồng ýcho hãng mua công ty theo dõi quảng cáo trực tuyến DoubleClick. Vụ muabán này có giá trị tới 3,1 tỷ USD và đã làm dấy lên nhiều nỗi lo về khảnăng kiểm soát Google sẽ có được trong mảng quảng cáo trên Internet.
Cuối tuần qua, hãng Google đã gửi đơn xin được Liên minh châu Áu đồng ý cho hãng mua công ty theo dõi quảng cáo trực tuyến DoubleClick. Vụ mua bán này có giá trị tới 3,1 tỷ USD và đã làm dấy lên nhiều nỗi lo về khả năng kiểm soát Google sẽ có được trong mảng quảng cáo trên Internet.
Đối thủ của Google ngay lập tức đã lên tiếng cho biết việc thâu tóm trên đặt ra một câu hỏi quan trọng về tương lai của quảng cáo trên mạng.
Để phản đối việc mua bán DoubleClick, Microsoft đã có kế hoạch cử một luật sư tới Washington vào tuần tới để tham dự buổi điều trần của Hội đồng nhà nước Mỹ về vấn đề liệu rằng vụ mua bán trên có làm ảnh hưởng tới cạnh tranh và quyền tự do cá nhân của người tiêu dùng hay không.
Với việc sử dụng cookies và thông tin cá nhân, công cụ tìm kiếm trên Internet lớn nhất thế giới này đã tổng hợp dữ liệu về các thuật ngữ tìm kiếm mà người sử dụng nhập vào, cũng như các thông tin trực tuyến nhạy cảm khác.
Google cho rằng thông tin này giúp công cụ tìm kiếm của hãng hiểu người sử dụng hơn và nhờ đó, sẽ đưa ra những kết quả tìm kiếm và các mục quảng cáo phù hợp hơn.
Các đối thủ cạnh tranh thì lo ngại rằng việc tập trung quá nhiều thông tin quý báu về người sử dụng vào tay một công ty có thể sẽ làm cho những công ty mới khó có thể gia nhập lĩnh vực mới này.
Những người ủng hộ tính riêng tư cá nhân thì cho rằng việc chia sẻ thông tin mà Google thu thập được có thể sẽ là phương án giúp giảm bớt những lo lắng liên quan đến chống độc quyền, nhưng cũng sẽ đặt ra những câu hỏi liên quan đến việc vi phạm quyền người sử dụng được giữ thông tin bí mật về chính họ.
Google đã có một hành động khác thường khi yêu cầu EU xem xét lại “tất cả các khía cạnh của việc mua bán này” từ cách đây 2 tháng.
Ngay sau khi EU nhận được yêu cầu, họ sẽ có 25 ngày làm việc để quyết định xem liệu họ có nhất trí thông qua hay họ cần phải điều tra thêm nữa. Nếu vậy, họ sẽ cần thêm tới 4 tháng để thực hiện việc này.
Google từ chối cho biết kế hoạch của hãng nếu EU phê duyệt đề nghị của mình với lý do cho rằng còn quá sớm để nói bất cứ điều gì.
Nhưng một vài công ty về công nghệ (họ muốn giấu tên vì việc điều tra là bảo mật) đã nói rằng trong những tuần gần đây, họ nhận được những phiếu điều tra từ Ủy ban châu Áu yêu cầu họ đưa ra nhận xét về vụ mua bán này. Đây là một hành động khác thường của EU.
Phiếu điều tra đề cập đến những ảnh hưởng mà vụ mua bán sẽ gây ra đối với ngành quảng cáo trực tuyến và vấn đề riêng tư cá nhân do khối lượng dữ liệu về cách thức mọi người sử dụng web và những gì họ tìm kiếm mà Google có trong tay.
DoubleClick giúp người tiêu dùng đưa quảng cáo và theo dõi những quảng cáo trực tuyến của mình, kể cả việc tìm kiếm quảng cáo, một công việc đã mang lại rất nhiều lợi lộc cho Google, vượt hơn tất cả các đối thủ của mình là Yahoo và Microsoft.
Tổ chức người tiêu dùng châu Áu, BEUC, cho biết họ cũng đã xem xét lá thư hồi tháng 7 về những ảnh hưởng do vụ mua bán này có thể gây ra và làm hại tới quyền riêng tư cá nhân cũng như hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng khi vào mạng.
Các nhóm ủng hộ tính riêng tư cho người tiêu dùng ở Mỹ đã yêu cầu Ủy ban thương mại liên bang Mỹ xem xét việc hai công ty trên, sau khi đã kết hợp với nhau, có thể sẽ khai thác khối lượng khổng lồ các thông tin cá nhân do người sử dụng cung cấp khi họ đưa vào một trang web như thế nào.
Đối thủ của Google ngay lập tức đã lên tiếng cho biết việc thâu tóm trên đặt ra một câu hỏi quan trọng về tương lai của quảng cáo trên mạng.
Để phản đối việc mua bán DoubleClick, Microsoft đã có kế hoạch cử một luật sư tới Washington vào tuần tới để tham dự buổi điều trần của Hội đồng nhà nước Mỹ về vấn đề liệu rằng vụ mua bán trên có làm ảnh hưởng tới cạnh tranh và quyền tự do cá nhân của người tiêu dùng hay không.
Với việc sử dụng cookies và thông tin cá nhân, công cụ tìm kiếm trên Internet lớn nhất thế giới này đã tổng hợp dữ liệu về các thuật ngữ tìm kiếm mà người sử dụng nhập vào, cũng như các thông tin trực tuyến nhạy cảm khác.
Google cho rằng thông tin này giúp công cụ tìm kiếm của hãng hiểu người sử dụng hơn và nhờ đó, sẽ đưa ra những kết quả tìm kiếm và các mục quảng cáo phù hợp hơn.
Các đối thủ cạnh tranh thì lo ngại rằng việc tập trung quá nhiều thông tin quý báu về người sử dụng vào tay một công ty có thể sẽ làm cho những công ty mới khó có thể gia nhập lĩnh vực mới này.
Những người ủng hộ tính riêng tư cá nhân thì cho rằng việc chia sẻ thông tin mà Google thu thập được có thể sẽ là phương án giúp giảm bớt những lo lắng liên quan đến chống độc quyền, nhưng cũng sẽ đặt ra những câu hỏi liên quan đến việc vi phạm quyền người sử dụng được giữ thông tin bí mật về chính họ.
Google đã có một hành động khác thường khi yêu cầu EU xem xét lại “tất cả các khía cạnh của việc mua bán này” từ cách đây 2 tháng.
Ngay sau khi EU nhận được yêu cầu, họ sẽ có 25 ngày làm việc để quyết định xem liệu họ có nhất trí thông qua hay họ cần phải điều tra thêm nữa. Nếu vậy, họ sẽ cần thêm tới 4 tháng để thực hiện việc này.
Google từ chối cho biết kế hoạch của hãng nếu EU phê duyệt đề nghị của mình với lý do cho rằng còn quá sớm để nói bất cứ điều gì.
Nhưng một vài công ty về công nghệ (họ muốn giấu tên vì việc điều tra là bảo mật) đã nói rằng trong những tuần gần đây, họ nhận được những phiếu điều tra từ Ủy ban châu Áu yêu cầu họ đưa ra nhận xét về vụ mua bán này. Đây là một hành động khác thường của EU.
Phiếu điều tra đề cập đến những ảnh hưởng mà vụ mua bán sẽ gây ra đối với ngành quảng cáo trực tuyến và vấn đề riêng tư cá nhân do khối lượng dữ liệu về cách thức mọi người sử dụng web và những gì họ tìm kiếm mà Google có trong tay.
DoubleClick giúp người tiêu dùng đưa quảng cáo và theo dõi những quảng cáo trực tuyến của mình, kể cả việc tìm kiếm quảng cáo, một công việc đã mang lại rất nhiều lợi lộc cho Google, vượt hơn tất cả các đối thủ của mình là Yahoo và Microsoft.
Tổ chức người tiêu dùng châu Áu, BEUC, cho biết họ cũng đã xem xét lá thư hồi tháng 7 về những ảnh hưởng do vụ mua bán này có thể gây ra và làm hại tới quyền riêng tư cá nhân cũng như hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng khi vào mạng.
Các nhóm ủng hộ tính riêng tư cho người tiêu dùng ở Mỹ đã yêu cầu Ủy ban thương mại liên bang Mỹ xem xét việc hai công ty trên, sau khi đã kết hợp với nhau, có thể sẽ khai thác khối lượng khổng lồ các thông tin cá nhân do người sử dụng cung cấp khi họ đưa vào một trang web như thế nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét