Quảng cáo là một trong những yếu tố quan trọng, đồng thời là nguồn thu lớn của các tập đoàn trong nền kinh tế truyền thông.
"Quảng cáo là một trong những yếu tố quan trọng, đồng thời là nguồn thu lớn của các tập đoàn trong nền kinh tế truyền thông.". Tại sao truyền thông các nước Anh, Mỹ, Thụy Điển … lại phát triển mạnh mẽ? Lý do chính là họ coi truyền thông như một ngành kinh tế mũi nhọn, hay nói một cách khác các nước này đã xây dựng thành công nền kinh tế truyền thông. Đối với nhiều quốc gia, truyền thông không chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí của công chúng mà nó còn được coi là một ngành kinh tế, thậm chí là ngành kinh tế mũi nhọn...
Trong truyền thông các khái niệm như tập đoàn, cổ đông, cổ phiếu, thuế, thị trường …ngày càng được nhắc đến nhiều.
Đầu tiên phải nói đến sự xuất hiện của những tập đoàn truyền thông khổng lồ, Viacom là một ví dụ. Tập đoàn sở hữu không chỉ một mà rất nhiều những kênh truyền hình có danh tiếng như MTV, Nickledeon…
News Corp. cũng là một điển hình cho mô hình kinh tế truyền thông. Bên cạnh các dịch vụ tin tức và xuất bản, Murdoch còn đầu tư vào lĩnh vực thể thao. Hàng năm ông trùm truyền thông này rót hàng trăm triệu đôla vào việc tổ chức các giải bóng bầu dục tại Australia.
Để dễ quản lý và thu được nhiều lợi nhuận hơn, các tập đoàn này thường chia ra thành các công ty con, trong đó công ty truyền thông vẫn giữ vai trò chủ đạo. Các công ty dịch vụ khác chủ yếu giữ nhiệm vụ hỗ trợ và quảng bá thương hiệu cho tập đoàn mẹ.
Lợi nhuận và uy tín tăng đồng nghĩa giá cổ phiếu cũng tăng. Các tập đoàn truyền thông đã giàu càng trở nên giàu có hơn. Bên cạnh đó là sự góp mặt của các hợp đồng quảng cáo.
Sự sáp nhập hay tách nhỏ giữa các tập đoàn truyền thông cũng là một đặc điểm để nhận dạng một nền kinh tế truyền thông. Sản phẩm của truyền thông cũng được coi là hàng hóa mua đi bán lại giữa các tập đoàn và của tập đoàn với độc giả. Một khi chúng được coi là hàng hóa thì cũng phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố của nền kinh tế như cung, cầu, giá cả, thị trường và tính cạnh tranh.
Kinh tế truyền thông đem lại nguồn thu lớn cho nhà nước, chủ yếu là qua thuế. Tuy vậy ngành kinh tế này có thực sự phát triển được không một phần do chính sách của Nhà nước.
Chính phủ sẽ giảm dần các khoản chi cho báo chí, để các tập đoàn truyền thông tự hạch toán. Do đó, các tờ báo, đài truyền hình, phát thanh và các loại hình truyền thông khác muốn tồn tại được phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và đáp ứng được các yếu tố khác của thị trường.
Nhà nước cần tạo một hành lang pháp lý đủ rộng, minh bạch để cho nhiều các công ty truyền thông có điều kiện phát triển. Song song với nó là bản thân các công ty cũng phải thực hiện theo đúng pháp luật. Bên cạnh đó các công ty không ngừng đầu tư, ứng dụng khoa học kĩ thuật mới vào việc xuất bản, phát hành.
Không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho Nhà nước mà nền kinh tế truyền thông còn là một phương tiện để khẳng định vị trí của công ty và quốc gia mình trên thế giới.
Văn hóa Mỹ đang có tầm ảnh hưởng lớn đến văn hóa toàn cầu, chủ yếu qua con đường phim ảnh và báo chí. Những cái tên đình đám của Mỹ như Justin Timberlake hay Paris Hilton đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trong đó có cả những đất nước có nền chính trị và kinh tế đối lập với Mỹ như Iraq, Iran …
Đó là điều tất yếu của hội nhập, toàn cầu hóa và phương tiện để thực hiện điều này là truyền thông. Còn nhớ cách đây không lâu Viacom đã vạch ra một kế hoạch xâm nhập thị trường truyền thông các nước Ả Rập. News Corp. thì đầu tư vào thị trường giàu tiềm năng Trung Quốc…
Tại Châu , Hàn Quốc là một quốc gia đang xây dựng thành công nền kinh tế truyền thông khi những bộ phim ăn khách hay các ngôi sao điện ảnh ca nhạc của họ ngày càng trở nên phổ biến. Họ sử dụng phim ảnh, sách báo để quảng cáo văn hóa của mình đến các quốc gia khác trong khu vực.
Cạnh tranh là một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế truyền thông. Cạnh tranh khiến các tập đoàn, công ty truyền thông chú trọng đầu tư vào chất lượng, hạ giá thành… làm sao để có thể thu hút được nhiều công chúng.
Trong nền kinh tế truyền thông, công chúng được phục vụ tốt hơn, có được nhiều sự lựa chọn hơn. Độc giả có thể chọn cho mình những tờ báo với nội dung thông tin tốt, phân tích, bình luận sâu và giá cả hợp lý. Khán giả truyền hình có thể chọn lựa kênh, đài truyền hình mình yêu thích… với chất lượng phục vụ tốt và giá cả thấp.
Để báo chí nói riêng và truyền thông nói chung có thể phát triển một cách bền vững và chuyên nghiệp, kinh tế hóa truyền thông là một tất yếu. Chỉ khi coi truyền thông là một ngành kinh tế thì truyền thông mới phát huy hết vai trò của mình, trong khí đó bản thân Nhà nước, doanh nghiệp và công chúng đều có lợi.
Trong truyền thông các khái niệm như tập đoàn, cổ đông, cổ phiếu, thuế, thị trường …ngày càng được nhắc đến nhiều.
Đầu tiên phải nói đến sự xuất hiện của những tập đoàn truyền thông khổng lồ, Viacom là một ví dụ. Tập đoàn sở hữu không chỉ một mà rất nhiều những kênh truyền hình có danh tiếng như MTV, Nickledeon…
News Corp. cũng là một điển hình cho mô hình kinh tế truyền thông. Bên cạnh các dịch vụ tin tức và xuất bản, Murdoch còn đầu tư vào lĩnh vực thể thao. Hàng năm ông trùm truyền thông này rót hàng trăm triệu đôla vào việc tổ chức các giải bóng bầu dục tại Australia.
Để dễ quản lý và thu được nhiều lợi nhuận hơn, các tập đoàn này thường chia ra thành các công ty con, trong đó công ty truyền thông vẫn giữ vai trò chủ đạo. Các công ty dịch vụ khác chủ yếu giữ nhiệm vụ hỗ trợ và quảng bá thương hiệu cho tập đoàn mẹ.
Lợi nhuận và uy tín tăng đồng nghĩa giá cổ phiếu cũng tăng. Các tập đoàn truyền thông đã giàu càng trở nên giàu có hơn. Bên cạnh đó là sự góp mặt của các hợp đồng quảng cáo.
Sự sáp nhập hay tách nhỏ giữa các tập đoàn truyền thông cũng là một đặc điểm để nhận dạng một nền kinh tế truyền thông. Sản phẩm của truyền thông cũng được coi là hàng hóa mua đi bán lại giữa các tập đoàn và của tập đoàn với độc giả. Một khi chúng được coi là hàng hóa thì cũng phải chịu tác động bởi nhiều yếu tố của nền kinh tế như cung, cầu, giá cả, thị trường và tính cạnh tranh.
Kinh tế truyền thông đem lại nguồn thu lớn cho nhà nước, chủ yếu là qua thuế. Tuy vậy ngành kinh tế này có thực sự phát triển được không một phần do chính sách của Nhà nước.
Chính phủ sẽ giảm dần các khoản chi cho báo chí, để các tập đoàn truyền thông tự hạch toán. Do đó, các tờ báo, đài truyền hình, phát thanh và các loại hình truyền thông khác muốn tồn tại được phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và đáp ứng được các yếu tố khác của thị trường.
Nhà nước cần tạo một hành lang pháp lý đủ rộng, minh bạch để cho nhiều các công ty truyền thông có điều kiện phát triển. Song song với nó là bản thân các công ty cũng phải thực hiện theo đúng pháp luật. Bên cạnh đó các công ty không ngừng đầu tư, ứng dụng khoa học kĩ thuật mới vào việc xuất bản, phát hành.
Không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho Nhà nước mà nền kinh tế truyền thông còn là một phương tiện để khẳng định vị trí của công ty và quốc gia mình trên thế giới.
Văn hóa Mỹ đang có tầm ảnh hưởng lớn đến văn hóa toàn cầu, chủ yếu qua con đường phim ảnh và báo chí. Những cái tên đình đám của Mỹ như Justin Timberlake hay Paris Hilton đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trong đó có cả những đất nước có nền chính trị và kinh tế đối lập với Mỹ như Iraq, Iran …
Đó là điều tất yếu của hội nhập, toàn cầu hóa và phương tiện để thực hiện điều này là truyền thông. Còn nhớ cách đây không lâu Viacom đã vạch ra một kế hoạch xâm nhập thị trường truyền thông các nước Ả Rập. News Corp. thì đầu tư vào thị trường giàu tiềm năng Trung Quốc…
Tại Châu , Hàn Quốc là một quốc gia đang xây dựng thành công nền kinh tế truyền thông khi những bộ phim ăn khách hay các ngôi sao điện ảnh ca nhạc của họ ngày càng trở nên phổ biến. Họ sử dụng phim ảnh, sách báo để quảng cáo văn hóa của mình đến các quốc gia khác trong khu vực.
Cạnh tranh là một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế truyền thông. Cạnh tranh khiến các tập đoàn, công ty truyền thông chú trọng đầu tư vào chất lượng, hạ giá thành… làm sao để có thể thu hút được nhiều công chúng.
Trong nền kinh tế truyền thông, công chúng được phục vụ tốt hơn, có được nhiều sự lựa chọn hơn. Độc giả có thể chọn cho mình những tờ báo với nội dung thông tin tốt, phân tích, bình luận sâu và giá cả hợp lý. Khán giả truyền hình có thể chọn lựa kênh, đài truyền hình mình yêu thích… với chất lượng phục vụ tốt và giá cả thấp.
Để báo chí nói riêng và truyền thông nói chung có thể phát triển một cách bền vững và chuyên nghiệp, kinh tế hóa truyền thông là một tất yếu. Chỉ khi coi truyền thông là một ngành kinh tế thì truyền thông mới phát huy hết vai trò của mình, trong khí đó bản thân Nhà nước, doanh nghiệp và công chúng đều có lợi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét