Thứ Ba, 22 tháng 1, 2008

Internet tốc độ cao ở Việt Nam - Bao giờ mới thực sự cao?

Có thể hiểu điều đó bằng bài tính đơn giản sau đây. Như quảng cáo của một đơn vị của VNPT được giao chuyên lo dịch vụ này, 3 địa phương đầu tiên được hưởng dịch vụ ADSL từ 1/7 là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, và Hải Phòng với số khách hàng đăng ký lần lượt là 900, 300, và 100. Giả sử chỉ có 1/10 số khách hàng đó, tức 130 người, truy cập cùng một lúc vào ban ngày, lượng "nước" cần cung cấp cho từng ấy người là bao nhiêu nếu đường ống của mỗi người là 2 Mbps?
Một học sinh cấp 1 cũng có thể trả lời lượng "nước" cần cung cấp cho 130 vị khách ADSL ấy là (130x2) = 260 Mbps. 

Đường cổng quốc gia chỉ 200Mbps đang phục vụ khoảng 1 triệu người dùng Internet tốc độ thông thường. Một hệ thống nút cổ chai như thế, giả sử ngừng phục vụ các thuê bao Internet thông thường, đủ thấy cũng còn lâu mới phục vụ nổi riêng nhóm thượng đế ADSL. Nghe tin, đến quý IV năm nay, từ 13.144 cổng lạc quan sử dụng ADSL của quý III, sẽ có thêm 17.000 cổng nữa trải trên 10 tỉnh thành. Dù chỉ 1/50 số khách đăng ký thực ấy đồng thời sử dụng công nghệ ghê gớm ấy trong ngày, cũng đủ làm cổng Internet quốc gia tê liệt rồi. Cơ quan chủ quản và đơn vị kinh doanh không thể không biết điều đó nhưng công việc không thể không tiến hành vì mọi tháo gỡ nằm ngoài tầm tay của họ. Đó là chính sách quốc gia về Internet mà bài viết này không có tham vọng chỉ ra cụ thể. Ngay Chỉ thị 58 đồ sộ là thế mà, theo TS Nguyễn Trọng và TS Mai Liêm Trực, 4 chương trình CNTT xuất phát từ Chỉ thị đến thời điểm này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện. Huống hồ...

Tắc về cơ chế chính sách khiến cho những vướng mắc lớn về hạ tầng thông tin không giải toả được. Chính vì thế, chương trình khai trương rầm rộ bao nhiêu, thực tế, các doanh nghiệp vào cuộc ảm đạm bấy nhiêu. Nói riêng lại dịch vụ viễn thông ADSL, bản thân 2 doanh nghiệp viễn thông là Saigon Postel và Vietel, về lý, cũng có thể kinh doanh ADSL nhưng không thấy họ xin đăng ký, âu cũng là điều dễ hiểu. Để triển khai được ADSL, dù được cấp phép, họ còn phải phụ thuộc vào các tổng đài điện thoại. Hệ thống các tổng đài điện thoại, cũng về lý, là hạ tầng viễn thông quốc gia, là tài sản chung lẽ ra ai cũng được sử dụng. Nhưng thực tế không phải vậy. VNPT được giao quản lý hệ thống đó và thế là "đương nhiên" họ độc quyền. Xin được giấy phép đấu nối vào tổng đài điện thoại để triển khai ADSL, nếu không phải là "con" của VNPT, còn mệt.

Sự kiện dịch vụ điện thoại di động tiên tiến S-Phone dùng công nghệ CDMA vừa khai trương cùng ngày 1/7 là bài học nhỡn tiền. Doanh nghiệp S-Phone phải mất 4 năm trời bị ngành chủ quản viễn thông hành mới có được ngày khải hoàn.

Câu hỏi là vậy làm thế nào để dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL phát triển mạnh (Hàn Quốc đến thời điểm này có 10 triệu khách hàng)? Về kỹ thuật, câu trả lời đơn giản là mở rộng cổng Internet quốc gia, là cho phép các doanh nghiệp viễn thông được đấu nối với các tổng đài điện thoại và, đặc biệt, mở các đường truyền Internet không cần qua dây dẫn nữa (Internet truyền qua vệ tinh). Về pháp lý và thực tiễn câu trả lời đơn giản hơn nhưng lại khó thực hiện hơn nhiều. Đó là...

Không có nhận xét nào: