Đối với người làm SEO chuyên nghiệp, họ đều có những phương thức cụ thể để theo dõi và điều hướng Bounce Rate hằng ngày, nhằm nhanh chóng tìm ra lý do và đề ra cách khắc phục tốt nhất. Nhưng ngược lại đối với những người làm SEO không chuyên, thì Bounce Rate hình như vẫn là một định nghĩa còn quá xa lạ.
Bounce Rate là gì?
Theo Google Analytic thì Bounce Rate là tỷ lệ % lượng truy cập vào website hoặc từ trang web khác tới website của bạn và rời bỏ website của bạn. Có nghĩa là tỉ lệ người truy cập không tìm thấy thông tin hữu ích trên website của bạn. Theo một số chuyên gia về SEO hàng đầu, thì những trang web dạng CMS thông tin, tin tức cập nhật ngay tại trang đích thì tỉ lệ bounce rate đạt khoảng 35% là tốt nhất. Trong khi những website dạng thương mại, có trang đích như là một trang giới thiệu thì tỷ lệ Bounce Rate khoảng 50% thì được xem là thành công.
Hãy dành chút thời gian để quan sát và theo dõi Bounce Rate của website bạn, thông số này được thống kê rất chi tiết trong Google analytics / Visiter. Nhưng website nào có tỷ lệ Bounce Rate trên 70%, thì cũng đừng băn khoăn là tại sao traffic vài trăm lượt truy cập 1 ngày, nhưng đơn đặt hàng thì chẳng có tốt, vì đơn giản là chỉ có chưa được 30% của còn số vài trăm đó cảm thấy thông tin trên website của bạn là có ích.
Những nguyên nhân khiến website của bạn có tỉ lệ Bounce Rate cao:
On page SEO:
1. Web design và tính khả dụng: cách trình bày website là rất quan trọng. Theo nghiên cứu thì có đến 30% người được cho là sẽ rời website của bạn nếu họ phải chờ quá 30 giây và gấp đôi số đó nếu thời gian chờ lên đến 50 giây.
2. Nội dung: Đây là một vấn đề cũng quan trọng không kém, hãy chắc rằng trang đích của bạn chứa nội dung tập dung vào những vấn đề cụ thể liên quan đến những từ khóa cụ thể. Tránh trường hợp lạc đề và không mang lại kết quả cụ thể.
3. Danh mục chính trên website: Đây cũng là một lý do thu hút người xem thích ở lại với website của bạn. Nhưng danh mục chính cần được bố trí hướng tới người dùng, sắp xếp khoa học dẫn tới những bài viết liên quan hoặc những chuyên mục liên quan đến vấn đề tìm kiếm của người dùng.
4. Vấn đề về kĩ thuật: Sự đa dạng của các trình duyệt web mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, nhưng đồng thời cũng đẩy Webmaster vào một cuộc chiến rắc rối, đó là làm vừa lòng tất cả các trình duyệt này. Bạn cần chắc chắn webiste của bạn hiện thị tốt trên mọi trình duyệt
5. Lựa chọn từ khóa: Trong thế giới marketing online thì việc lựa trọn từ khóa tốt có thể đem lại cho website của bạn rất rất nhiều traffic từ số lượng người tìm kiếm từ khóa đó. Nhưng vấn đề ở đây là vì tham lam những từ khóa giàu tài nguyên đó mà bạn bỏ qua yếu tố người dùng ở đây.
6. Ad copy: Nhưng mẫu quản cáo PPC trên các Search Engine có thể mang lại rất nhiều traffic cho website, nhưng khi những bản copy của các mẫu quản cáo này được điều hướng hiển thị không đúng nội dung mà nó cần được dẫn tới, hoặc thông tin trên nhưng mẫu quản cáo được sao chép không thích hợp với nội dung trang hiển thị quảng cáo, nó có thể chỉ khiến bạn mất tiền vô ích.
7. Title và description: Nhưng phần title - tiêu đề và description hiển thị mang tính chung chung hoặc không diễn giải đúng nội dung cả trang đích sẽ khiến website của bạn mất đi niềm tin từ người đọc.
8. Ranking không đúng từ khóa: Google rất thông minh, những vẫn chưa thông minh đến độ phần biệt được ngữ nghĩa của các từ gần gần giống nhau. Trường hợp ở đây có thể là "SEO" và "sẹo" hoặc "seo" của search engine optimization
9. Xây dựng backlink: Một vấn đề rất hi hữu những đôi khi các bạn rất dễ mắc phải, đó là xây dựng một lượng lớn backlink với nhưng anchor text chẳng liên quan gì đến website của bạn cả. Thủ thuật này cũng đươc dùng khá phổ biến trong việc đẩy nhanh việc xếp hạng PageRank của các SEOER mũ đen. Và điều tất yếu là những liên kết này sẽ dẫn đên một nội dung chẳng ăn nhằm gì với suy nghĩ của người dùng.
Việc giảm thiểu tối đa tỷ lệ Bounce Rate cũng đồng nghĩa với việc giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn trên website của bạn. Đó là một phần tất yếu cần phải có của việc phát triển SEO - Marketing, để hướng đến một tỷ lệ chuyển đổi cao cho hoat động kinh doanh thì trước hết bạn phải biết cách để giữ chân những khách hàng tiềm năng mà bạn đã có từ trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét