Một loạt các trang web tự nhận hoặc được coi là "search engine" "made in Việt Nam" (Máy tìm kiếm Việt) đã chào đời và ít nhiều được đón nhận. Tuy vậy một nghịch lý là những "cỗ máy" được đầu tư lớn, làm bài bản còn im hơi thì truyền thông lại rùm beng không ít kẻ mạo danh.
Hấp lực của bài toán tìm kiếm
Tìm kiếm là một bài toán thú vị về công nghệ và thuật toán. Thêm nữa, các câu chuyện thành công ngoạn mục như Google hay Baidu trở thành một lực hấp dẫn lớn đối với những người làm công nghệ. Tuy vậy, "Tìm kiếm là bài toán rất phức tạp, nặng về khả năng mở rộng qui mô. Một máy tìm kiếm (MTK) qui mô quét được vài trăm nghìn trang mới dừng ở bài tập lớn của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp. Nếu ở mức độ vài triệu trang web có thể trở thành một phần mềm của công ty. Còn để trở thành một dịch vụ thì MTK phải có thể mở rộng quét được vài trăm triệu hay cả tỉ trang web" - ông Phạm Thúc Trương Lương, Tổng Giám đốc Tinh Vân Media phân tích về các cấp độ của "cỗ máy tìm kiếm".
Quỹ đầu tư IDG, dù chưa có công bố chính thức, đã tham gia đầu tư vào vài ba công ty phát triển dịch vụ tìm kiếm. "IDG nhận định có hai xu hướng quan trọng trong lĩnh vực trực tuyến: (1) nhu cầu tìm kiếm các tài nguyên internet tiếng Việt tăng lên do lượng nội dung và dịch vụ tăng lên, (2) nhu cầu quảng cáo trực tuyến tăng lên do số lượng người dùng internet và các kênh truyền thông trên internet tăng mạnh, trong đó quảng cáo trực tuyến thông qua MTK là một kênh quan trọng hàng đầu. Đó chính là lý do vì sao IDG quyết định đầu tư vào lĩnh vực MTK" – ông Nguyễn Hồng Trường, Giám đốc phát triển kinh doanh & công nghệ IDG Ventures Việt Nam cho biết.
Nhận diện anh hào
Tuy nhiều đơn vị công bố hoặc âm thầm ra mắt các MTK "made in Việt Nam". Đã có không ít những tuyên bố dạng "lấy lại người dùng của Google" của một vài đơn vị phát triển.
"Đây là một cách tiếp cận thiếu thận trọng và không khôn ngoan. Trong lĩnh vực tìm kiếm thông qua từ khoá (text search), Google nắm vị thế tuyệt đối ở phạm vi toàn cầu. Đối đầu trực diện với Google và bằng những tuyên bố như vậy là hết sức phản cảm" – một chuyên gia công nghệ đề nghị không nêu tên phân tích. Monava.vn là trường hợp hết sức điển hình có những tuyên bố đối đấu Google. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sau khi ra mắt, trên trang của Monava đã xuất hiện một dòng chữ dù rất nhỏ "Powered by Google" (Hỗ trợ bởi Google).
"Tìm kiếm là bài toán đòi hỏi nhiều và thật nhiều ... tiền" - một chuyên gia khẳng định. Việc mở rộng phạm vi tìm kiếm không chỉ đòi hỏi về công nghệ bền vững, thuật toán tối ưu mà cả mạng lưới máy chủ. Trên tiêu chí này thì những trang dạng 7sac.com, socbay.vn... mới dừng ở mức độ thử nghiệm.
Trên qui mô đầu tư thì Baamboo.com và Xalo.vn (vừa ra bản thử nghiệm vào 3.2008) và Zing.vn được đánh giá là những "anh lớn" trong làng tìm kiếm "made in Việt Nam" với những Cty lắm tiền, nhiều của chống lưng.
Theo một nguồn tin riêng của Lao Động, Baamboo.com nằm trong nhóm dự án trực tuyến của VC Corp được đầu tư (trong đó có sự tham gia của Quỹ đầu tư IDG) lớn hơn nhiều so với con số 2 triệu USD được công bố. Zing được Vinagames rót tiền. Còn Xalo.vn là một hướng đi chiến lược của Cty Tinh Vân với sự hỗ trợ của một số nhà đầu tư lớn.
Ngoài ra, các đơn vị này tiếp cận theo hướng "vertical search" (tìm kiếm trong các lĩnh vực chuyên biệt như tìm nhạc, tìm blog, tìm dịch vụ....), được đánh giá là khôn ngoan khi tránh đối đầu trực diện với Google.
Xalo.vn, theo một nguồn tin riêng của Lao Động, được xây dựng dựa trên nền một công nghệ mạnh của Fast Search (Microsoft mua lại). Đây là một hãng rất mạnh về tìm kiếm với hơn 100 khách hàng mua search engine của hãng và từ đó phát triển thành 400 dịch vụ tìm kiếm khác nhau.
Công nghệ của Fast Search cho phép mở rộng đến 3,5 tỉ trang tìm kiếm. Một nền tảng công nghệ ổn định cộng với kinh nghiệm phát triển dịch vụ tìm kiếm từ 2001 của Tinh Vân (Vinaseek) là một thế mạnh đáng kể của Xalo.vn.
Cơ may nào cho những cỗ MTK Việt?
Google đã trở thành công cụ tìm kiếm giữ vị thế gần như tuyệt đối ở VN. Trên thế giới, hiếm nước nào có công cụ tìm kiếm bản địa như Baidu của Trung Quốc. "Dù muốn hay không thì việc bị so sánh với Google là không thể tránh khỏi" – ông Phạm Thúc Trương Lương nói.
Tuy vậy, cơ may thành công cho các MTK của các Cty tại VN không phải không có. Íng Nguyễn Hồng Trường bày tỏ sự lạc quan về tương lai của MTK "made in Việt Nam" với 4 giải thích:
Khả năng liên tục hoàn thiện tính năng tìm kiếm tiếng Việt dựa trên hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ Việt.
Khả năng đưa ra thị trường nhanh nhất và phù hợp nhất với người dùng Việt Nam các loại dịch vụ tìm kiếm theo chiều dọc (mp3, video, local, blog v.v).
MTK của VN không chỉ đưa ra dịch vụ tìm kiếm thuần túy mà còn được đặt trong môi trường liên kết với nhiều cổng thông tin và các trang web cộng đồng lớn của người Việt.
Việc kinh doanh quảng cáo của MTK Việt cũng như việc tạo ra các chiến dịch marketing liên quan đến MTK Việt cũng dễ hơn do việc bám sát thị trường của các MTK do người Việt tạo ra và vận hành.
Tìm kiếm là một bài toán thú vị về công nghệ và thuật toán. Thêm nữa, các câu chuyện thành công ngoạn mục như Google hay Baidu trở thành một lực hấp dẫn lớn đối với những người làm công nghệ. Tuy vậy, "Tìm kiếm là bài toán rất phức tạp, nặng về khả năng mở rộng qui mô. Một máy tìm kiếm (MTK) qui mô quét được vài trăm nghìn trang mới dừng ở bài tập lớn của sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp. Nếu ở mức độ vài triệu trang web có thể trở thành một phần mềm của công ty. Còn để trở thành một dịch vụ thì MTK phải có thể mở rộng quét được vài trăm triệu hay cả tỉ trang web" - ông Phạm Thúc Trương Lương, Tổng Giám đốc Tinh Vân Media phân tích về các cấp độ của "cỗ máy tìm kiếm".
Quỹ đầu tư IDG, dù chưa có công bố chính thức, đã tham gia đầu tư vào vài ba công ty phát triển dịch vụ tìm kiếm. "IDG nhận định có hai xu hướng quan trọng trong lĩnh vực trực tuyến: (1) nhu cầu tìm kiếm các tài nguyên internet tiếng Việt tăng lên do lượng nội dung và dịch vụ tăng lên, (2) nhu cầu quảng cáo trực tuyến tăng lên do số lượng người dùng internet và các kênh truyền thông trên internet tăng mạnh, trong đó quảng cáo trực tuyến thông qua MTK là một kênh quan trọng hàng đầu. Đó chính là lý do vì sao IDG quyết định đầu tư vào lĩnh vực MTK" – ông Nguyễn Hồng Trường, Giám đốc phát triển kinh doanh & công nghệ IDG Ventures Việt Nam cho biết.
Nhận diện anh hào
Tuy nhiều đơn vị công bố hoặc âm thầm ra mắt các MTK "made in Việt Nam". Đã có không ít những tuyên bố dạng "lấy lại người dùng của Google" của một vài đơn vị phát triển.
"Đây là một cách tiếp cận thiếu thận trọng và không khôn ngoan. Trong lĩnh vực tìm kiếm thông qua từ khoá (text search), Google nắm vị thế tuyệt đối ở phạm vi toàn cầu. Đối đầu trực diện với Google và bằng những tuyên bố như vậy là hết sức phản cảm" – một chuyên gia công nghệ đề nghị không nêu tên phân tích. Monava.vn là trường hợp hết sức điển hình có những tuyên bố đối đấu Google. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sau khi ra mắt, trên trang của Monava đã xuất hiện một dòng chữ dù rất nhỏ "Powered by Google" (Hỗ trợ bởi Google).
"Tìm kiếm là bài toán đòi hỏi nhiều và thật nhiều ... tiền" - một chuyên gia khẳng định. Việc mở rộng phạm vi tìm kiếm không chỉ đòi hỏi về công nghệ bền vững, thuật toán tối ưu mà cả mạng lưới máy chủ. Trên tiêu chí này thì những trang dạng 7sac.com, socbay.vn... mới dừng ở mức độ thử nghiệm.
Trên qui mô đầu tư thì Baamboo.com và Xalo.vn (vừa ra bản thử nghiệm vào 3.2008) và Zing.vn được đánh giá là những "anh lớn" trong làng tìm kiếm "made in Việt Nam" với những Cty lắm tiền, nhiều của chống lưng.
Theo một nguồn tin riêng của Lao Động, Baamboo.com nằm trong nhóm dự án trực tuyến của VC Corp được đầu tư (trong đó có sự tham gia của Quỹ đầu tư IDG) lớn hơn nhiều so với con số 2 triệu USD được công bố. Zing được Vinagames rót tiền. Còn Xalo.vn là một hướng đi chiến lược của Cty Tinh Vân với sự hỗ trợ của một số nhà đầu tư lớn.
Ngoài ra, các đơn vị này tiếp cận theo hướng "vertical search" (tìm kiếm trong các lĩnh vực chuyên biệt như tìm nhạc, tìm blog, tìm dịch vụ....), được đánh giá là khôn ngoan khi tránh đối đầu trực diện với Google.
Xalo.vn, theo một nguồn tin riêng của Lao Động, được xây dựng dựa trên nền một công nghệ mạnh của Fast Search (Microsoft mua lại). Đây là một hãng rất mạnh về tìm kiếm với hơn 100 khách hàng mua search engine của hãng và từ đó phát triển thành 400 dịch vụ tìm kiếm khác nhau.
Công nghệ của Fast Search cho phép mở rộng đến 3,5 tỉ trang tìm kiếm. Một nền tảng công nghệ ổn định cộng với kinh nghiệm phát triển dịch vụ tìm kiếm từ 2001 của Tinh Vân (Vinaseek) là một thế mạnh đáng kể của Xalo.vn.
Cơ may nào cho những cỗ MTK Việt?
Google đã trở thành công cụ tìm kiếm giữ vị thế gần như tuyệt đối ở VN. Trên thế giới, hiếm nước nào có công cụ tìm kiếm bản địa như Baidu của Trung Quốc. "Dù muốn hay không thì việc bị so sánh với Google là không thể tránh khỏi" – ông Phạm Thúc Trương Lương nói.
Tuy vậy, cơ may thành công cho các MTK của các Cty tại VN không phải không có. Íng Nguyễn Hồng Trường bày tỏ sự lạc quan về tương lai của MTK "made in Việt Nam" với 4 giải thích:
Khả năng liên tục hoàn thiện tính năng tìm kiếm tiếng Việt dựa trên hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ Việt.
Khả năng đưa ra thị trường nhanh nhất và phù hợp nhất với người dùng Việt Nam các loại dịch vụ tìm kiếm theo chiều dọc (mp3, video, local, blog v.v).
MTK của VN không chỉ đưa ra dịch vụ tìm kiếm thuần túy mà còn được đặt trong môi trường liên kết với nhiều cổng thông tin và các trang web cộng đồng lớn của người Việt.
Việc kinh doanh quảng cáo của MTK Việt cũng như việc tạo ra các chiến dịch marketing liên quan đến MTK Việt cũng dễ hơn do việc bám sát thị trường của các MTK do người Việt tạo ra và vận hành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét